Phong Tục Cưới Hỏi Miền Trung
Đối với người Việt Nam, cưới hỏi là chuyện trọng đại của đời người, không thể tổ chức qua loa mà phải làm theo những phong tục tập quán cha ông xưa truyền lại. Mỗi vùng miền lại có những phong tục cưới hỏi khác nhau tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt. Đặc biệt nhất là phong tục cưới hỏi của miền Trung với sự kết hài hòa giữa tính bền chặt của miền Bắc và tính phóng khoáng của miền Nam. Cùng http://nhahangtieccuoijenn.mozello.com tìm hiểu vấn đề này nhé
Lễ chạm ngõ miền Trung
Lễ chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của người miền Trung. Lễ chạm ngõ mặc dù diễn ra trong phạm vi gia đình nhưng cả nhà trai lẫn nhà gái đều cần chuẩn bị những thủ tục cần thiết. Chai rượu và khay trầu cau là hai vật không thể thiếu khi nhà trai sang nhà gái chạm ngõ và đặt vấn đề về chuyện cưới xin. Trong lễ chạm ngõ, hai bên gia đình xem ngày lành, tháng tốt để làm ngày cưới cho đôi hai bạn trẻ.Lễ ăn hỏi miền Trung
Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Trong nghi lễ ăn hỏi của miền Trung, lễ vật bao gồm năm mâm quả cưới:• Trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho lời chúc trăm năm hạnh phúc tới hai bạn trẻ
• Trà, rượu
• Phong bì tiền để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị cho tiệc đám hỏi hôm đó
• Mâm ngũ quả được kết rồng phượng cầu kỳ
Ngoài ra, lễ ăn hỏi của người miền Trung không thể thiếu mâm quả bánh su sê, nó mang ý nghĩa chúc đôi bạn trẻ hạnh phúc dài lâu.
Bánh su sê là lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người miền Trung
Lễ cưới miền Trung
Trong lễ cưới của người miền Trung, trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu sẽ cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để làm lễ xin dâu. Sính lễ đi kèm vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai phải mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
Trong nghi thức cưới hỏi của người miền Trung, mọi việc diễn ra rất nhẹ nhàng, không quá ồn ào. Tuy nhiên, những bài phát biểu của chủ hôn cùng bố mẹ hai bên lại rất cầu kỳ và không bỏ sót. Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ với đôi tân hôn. Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn.
Ngoài ra, theo phong tục của người miền Trung, người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Khi đón dâu, nhà trai thường cử những người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con, ra đứng đón sẵn để lấy may cho đôi tân hôn, mong muốn cuộc sống hôn nhân của họ về sau cũng như vậy. Việc trang trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu, gia đình hạnh phúc, con cháu đuề huề sửa soạn để lấy may mắn cho đôi vợ chồng trẻ.
Tham khảo thêm phong tục cưới hỏi người miền Nam